Những câu nói chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong - Healing quotes by Healing with Rose
Những câu nói chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong
- Chữa lành đứa trẻ bên trong không mĩ miều như người ta tưởng. Vì ta đầy những điều kiện, tiêu chuẩn, đạo đức mà một con người phải thế. Và dù những tiêu chuẩn đó làm đau ta, ta vẫn tự hào về nó, rằng mình là người tốt, giỏi giang, trưởng thành. Và ta chỉ cảm thông được với đứa trẻ bên trong với chừng mực giới hạn nào đó mà ta cho phép mình thoải mái. Còn hơn nữa, đi sâu nữa, ta vốn không sẳn sàng để cảm thông. Và khi ta không cảm thông với đứa trẻ bên trong ta, ta bắt đầu ghét mọi đứa trẻ khác, cảm thấy chúng không đủ tốt, phiền phức, vô tổ chức, cần được dạy dỗ phép tắt cư xử, cần phải nghe lời....
- Tất cả chỉ là vòng lặp. Cái gọi là truyền thống tốt đẹp, tập tục lâu đời...nó mang sức mạnh lớn, nó thấm trong hệ tư tưởng của ta khiến ta không thể thích chính mình, vì dù gì ta cũng thường không đủ hoặc quá dư thừa một điều gì đó để mà khớp với cái khuôn mẫu. Nên ta dành cả đời tự chỉ trích và đục đẽo chính ta, lặp đi lặp lại sự bạo hành với đứa trẻ bên trong ta.
- Khi còn nhỏ ta thường nghĩ người lớn "biết rõ hơn" ta nên nghĩ gì, cảm thấy thế nào trong từng tình huống mới là đúng. Và ta mất cả khoảng thời gian trưởng thành để học cách lắng nghe suy nghĩ, chấp nhận cảm xúc của mình mà không "tự trách mình" rằng: Có phải mình là đứa rất kì lạ, một đứa rất xấu xa, một đứa tồi khi có những suy nghĩ vậy, cảm giác vậy. Học cách dừng gạt bỏ đi cảm xúc thật của chính mình, phán xét nó, như từng bị những người lớn gạt bỏ và phán xét.
- Đôi khi, thế giới bên ngoài đã dừng làm tổn thương bạn, nhưng thế giới bên trong vẫn không ngừng lặp đi lặp lại những khuôn mẫu phản ứng cũ, bình yên là không có, người lớn đó sẽ lại đi tìm một thế giới bên ngoài khác tương ứng với thế giới bên trong của mình để cảm thấy quen thuộc. Tâm trí vô thức tìm quen thuộc, nó không giúp bạn tìm bình an. Cái bạn mắc dính bên ngoài thật ra bạn đã có sẳn bên trong từ rất lâu.
- Người quen giữ lại nỗi đau cho riêng mình, ngại chia sẻ, là người có tuổi thơ mà ở đó sau những trận khóc đứa trẻ tự nín, đôi mắt tự ráo hoảnh, nhận ra xung quanh mình chẳng có ai để tâm, coi trọng những thứ cảm xúc bộc phát của mình. Người đó, học được từ rất sớm, rằng cảm xúc là thứ gì đó không cần thiết đòi hỏi sự chú ý đâu, cứ bỏ qua nó, nó không quan trọng.
- Việc giữ lại tổn thương cho riêng mình, quen với việc luôn tỏ ra ổn, không để ai biết mình cảm thấy gì, dù thế nào cũng cư xử theo một lề lối có sẳn rập khuôn để được coi là người tốt là việc lặp đi lặp lại kí ức tổn thương bị bỏ rơi cảm xúc lúc nhỏ. Bạn không nhiều hơn việc lặp lại cách mình từng được đối xử, giờ bạn tự đối xử với mình như vậy, và sau này là con của bạn. Cho đến khi bạn thôi xem nó là bình thường và thừa nhận việc đó không dễ dàng, rằng nó khó khăn, cô đơn và buồn thế nào.
- Để được yêu thích, thật ra được yêu thích là một dạng nhập bầy đàn, một dạng an ninh sống, à vậy thì phải nói Để cảm thấy an tâm và an toàn hơn, bạn buộc mình phải cố trở thành ai đó. Bớt vài phần nào đó của mình, bớt lại, kiềm mình lại, rồi cố thêm cái tính này, cái cách nghĩ kia, nụ cười nọ...Và đấy là đa phần những gì healing xảy ra cho hơn là những gì quá lớn. Cái tổn thương bản thân không được chấp nhận chào đón trong thế giới. Không phải những chuyện quá lớn.
- Bạn lớn rồi, đúng là lúc nhỏ bạn phụ thuộc ba mẹ, nhưng nếu lớn rồi, bạn vẫn để cuộc sống mình là sự lặp lại của những cuộc đối phó, xoay sở để giành lấy yêu thương thì không nên. Đầu tiên, nên tin mình xứng đáng được yêu thương và trân trọng chỉ vì sự hiện diện này, không vì điều kiện gì cả, xây dựng mối quan hệ giữa mình với mình trước. Thay vì lại để bản thân đi tìm những mối quan hệ mà ở đó đứa trẻ lại tự làm mình tổn thương và cho phép người khác làm mình tổn thương bằng những cách quen thuộc lần nữa.
- Chẳng-có-vấn-đề-gì-lúc-nhỏ là cái mà khiến ta không đồng cảm nỗi mỗi khi đứa trẻ bên trong, inner child kể chuyện buồn xưa. Ta không thể chữa lành những nỗi đau mà ta không cảm thấy được. Nhưng mà nó có đó, nó lặp lại và làm khó cuộc đời ta, níu ta lại khi ta muốn tiến lên trong cuộc sống, những chương trình tự chỉ trích bên trong liên tục "thay mặt" những người từng mắng ta tiếp tục kiểm soát ta cho đến khi ta nhận ra và tháo gỡ nó đi
- Thỉnh thoảng ta sẽ cho là ai cũng biết cách sống, xung quanh ta mọi người đều sống ổn sống tốt biết bao mỗi mình ta là như 1 mớ lộn xộn trong ngoài bất nhất. Ta học ta đọc ta bắt chước thật nhiều người ta cho là họ ổn hơn ta ít nhất là từ bên ngoài nhìn vào để trở thành người-biết-cách-sống. Và tất nhiên ta có kết quả may nhất là có vỏ bọc ổn thỏa, tệ nhất là càng cố càng tệ.
- Tha thứ chỉ xuất hiện khi đứa trẻ bên trong có đủ power mà nó tự bảo vệ nó được, tha thứ dành cho kẻ mạnh, đứa trẻ tổn thương te tua làm sao tha thứ, đừng cố làm chuyện ngược ngạo.
- Đừng bàn về Self-love. Love là gì thì nó xa vời lắm. Chỉ là Bạn có nghĩ mẹ bạn thích bạn không? Bạn có thích chính mình không? Bạn có thích cơ thể gương mặt cảm xúc của bạn không?
- Và sau khi đủ can đảm đối mặt, đủ yêu thương để lắng nghe, cảm thông mọi nỗi đau của đứa trẻ bên trong, những tổn thương trong tuổi thơ, chữa lành, chấp nhận em như em là em, như mình là mình, tình yêu thương sẽ trở lại. Ta chỉ yêu người khác khi ta có thể yêu mình, một cách tự nhiên, không phải là vì cố theo đuổi hình tượng một người phụ nữ dịu dàng biết yêu trẻ con để được xã hội chấp nhận, đánh giá tốt.
Tha thứ chỉ xuất hiện khi đứa trẻ bên trong có đủ power mà nó tự bảo vệ nó được, tha thứ dành cho kẻ mạnh, đứa trẻ tổn thương te tua làm sao tha thứ, đừng cố làm chuyện ngược ngạo. -Healing with Rose-
- Healing with Rose -
Nhận xét
Đăng nhận xét